Lịch thi đấu và trực tiếp V-League hôm nay (4.5): 'Đại chiến' trên đỉnh bảng xếp hạng
Cụ thể sở sẽ hỗ trợ toàn bộ sân bãi, chỉnh trang lại sân vận động Cần Thơ, chỉ đạo phòng quản lý thể thao tích cực rà soát lại nhân sự, xem xét lại các phòng chức năng, cải tạo lại một số hạng mục, vệ sinh khán đài hỗ trợ để công tác tổ chức giải diễn ra thuận lợi. Ngoài ra sở cũng sẽ đề nghị Liên đoàn Bóng đá Cần Thơ cử lực lượng chuyên môn và huy động thêm đội ngũ sinh viên của trường ĐH Cần Thơ tham gia vào công tác tổ chức của giải đấu.Đánh giá Ford Ranger Raptor - đỉnh cao của giới hạn thách thức
Chiều 11.2, Chỉ huy Công an P.Yên Phụ (Q.Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, đơn vị này vừa làm việc với nam shipper trong vụ người này bị tài xế ô tô hành hung, đang "nóng" trên mạng xã hội, để làm rõ vụ việc.Theo video lan truyền trên mạng xã hội vào ngày 10.2, nam shipper lái xe máy xảy ra mâu thuẫn với người đàn ông điều khiển xe ô tô Lexus. Sau đó người lái ô tô lao vào đánh, đấm liên tiếp vào vùng mặt, đầu nam shipper.Chưa dừng lại, tài xế ô tô còn "lên gối" và đá vào mặt nam thanh niên đang ngồi trên xe máy. Đỉnh điểm, nam tài xế ô tô còn lấy mũ bảo hiểm đập liên tiếp vào đầu nạn nhân.Người bị hành hung được xác định là anh Nguyễn Xuân Hưng (31 tuổi). Sáng 11.2, anh được Công an P.Yên Phụ mời đến trụ sở để lấy lời khai, cho giám định thương tích.Theo anh Hưng, sau khi bị hành hung anh bị sưng, tím vùng mặt, đầu và hiện tại vẫn đau đầu, choáng váng, mắt sưng to.Anh Hưng cho hay, sự việc xảy ra trưa 10.2, sau khi ô tô va chạm với xe máy của anh thì người lái ô tô xuống chửi bới và liên tiếp đánh, đấm anh. Từ khi xảy ra vụ việc, anh chưa nhận được lời xin lỗi hay hỏi thăm của tài xế ô tô cũng như người thân của tài xế này.
Chuyện trò cùng các streamer: Phái nữ hãy biết yêu thương bản thân mình
Sáng 15.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Bùi Ngọc Du, Chủ tịch UBND xã Hà Linh (H.Hương Khê, Hà Tĩnh), cho biết chính quyền địa phương đang huy động các đoàn thể và kêu gọi bà con đến hỗ trợ chủ một trang trại trên địa bàn tiêu thụ và xử lý 8.000 con gà chết ngạt do gặp sự cố mất điện.Theo ông Dung, hơn 23 giờ ngày 14.3, anh Trần Quốc Thế (ngụ tại thôn 12, xã Hà Linh) ra kiểm tra chuồng trại thì phát hiện gà nằm chết la liệt. Nguyên nhân được xác định là do sự cố mất điện khiến gà bị chết ngạt.Khi phát hiện, mặc dù chủ trang trại lập tức nổ máy phát điện nhưng do hệ thống làm mát hư hỏng nên không thể cứu vãn được đàn gà."Trang trại của vợ chồng anh Thế xây dựng trên đất vườn đồi của gia đình với quy mô khoảng 12.000 con gà. Số gà này chủ trang trại nuôi được 3 tháng, đạt trọng lượng 2 - 2,5 kg/con. Hiện tại, người dân và các đoàn thể trên địa bàn đang chung tay hỗ trợ chủ trang trại xử lý số gà bị chết ngạt. Những con nào mới chết, còn tươi thì bán cho các trang trại nuôi chồn làm thức ăn, còn những con nào bị hôi thối thì đưa đi tiêu hủy", ông Du nói.Anh Thế cho hay, vợ chồng anh mở trang trại nuôi gà từ 2023 cho đến nay. Tuy nhiên, sự cố chập điện đã làm gần 8.000 con gà bị chết với tổng trọng lượng hàng tấn, thiệt hại ước tính khoảng 1 tỉ đồng."Do sự cố xảy ra giữa đêm nên vợ chồng tôi không kịp trở tay, phần lớn số gà chết cũng không thể làm sạch để bán thịt nhằm vớt vát chút vốn liếng. Hiện nay, bà con nhân dân cũng đến rất đông để hỗ trợ gia đình", anh Thế buồn bã.
Chiều 3.1, Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) triệu tập Đặng Bá Hợi (40 tuổi) và Nguyễn Đình Cầm (39 tuổi, cùng ngụ H.Thạch Hà, Hà Tĩnh) để làm rõ vụ chặn xe du lịch, hành hung tài xế và nữ giáo viên giữa giao lộ, gây cản trở giao thông.Cụ thể, khoảng 11 giờ 25 cùng ngày, cho rằng tài xế xe du lịch biển số 51B-206.96 chạy lấn xe của mình, Hợi và Cầm lái xe tải biển số 62C-004.56 chặn chiếc xe này ngay giao lộ trước Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng (ngã tư Kim Cúc), P.3, TP.Đà Lạt.Lúc này trên xe du lịch đang chở đoàn giáo viên, học sinh của một trường THCS ở TP.HCM đến tham quan du lịch tại TP.Đà Lạt. Khi tài xế xe du lịch vừa bước xuống, Hợi và Cầm dùng tay đánh vào vùng mặt, đầu người tài xế. Vụ việc xảy ra trong giờ cao điểm nên gây ùn tắc giao thông tại giao lộ cửa ngõ TP.Đà Lạt.Một nữ giáo viên và hướng dẫn viên trên xe du lịch bước xuống can ngăn, bị Cầm đấm vào vùng mặt. Hậu quả, tài xế xe du lịch bị chấn thương ở vùng đầu, mặt, xây xát đầu gối trái; còn nữ giáo viên bị bầm tím gò má bên phải.Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an TP.Đà Lạt nhanh chóng vào cuộc điều tra và xác định danh tính hai người đàn ông lái xe tải có hành vi côn đồ nói trên là Đặng Bá Hợi và Nguyễn Đình Cầm. Vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ, xử lý nghiêm.Thời gian gần đây, tại các địa phương, liên tục xảy ra những vụ việc hành hung người đi đường. Công an các địa phương đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ và xử lý rất nghiêm. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp hành xử kiểu côn đồ, xâm hại cơ thể người khác chỉ vì những lý do nhỏ như va quệt khi tham gia giao thông.
HLV Nam Định tiến cử học trò cho thầy Kim, HLV Lê Huỳnh Đức 'tôi không phải phù thủy'
Xuân Son trở về Nam Định để đón năm mới cùng gia đình, sau ngày mùng 6 âm lịch, Xuân Son dự kiến sẽ trở lại Bệnh viện Vinmec để tiếp tục điều trị phục hồi sau ca phẫu thuật.Trong những ngày ở Nam Định đón Tết Nguyên đán cùng gia đình, Xuân Son cũng tuân thủ rất chặt chẽ các hướng dẫn của đội ngũ y tế bao gồm cả chế độ dinh dưỡng lẫn tập luyện. Anh hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ hay các món giàu tinh bột. Anh cũng chăm chỉ tập luyện nhẹ nhàng tại nhà với các bài tập chân và gập bụng.Theo lộ trình phục hồi chức năng được các bác sĩ và chuyên gia tại Bệnh viện Vinmec đưa ra, quá trình hồi phục của Xuân Son sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng, chia làm 4 giai đoạn. Hiện tại, sau gần 1 tháng kể từ khi phẫu thuật, Xuân Son đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phục hồi. Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 2 tuần sau phẫu thuật, với mục tiêu chính là kiểm soát cơn đau, kích hoạt thần kinh cơ, phục hồi khả năng di chuyển và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Với thời gian khoảng một tháng sau phẫu thuật, có thể dự đoán rằng Xuân Son đang trong giai đoạn tăng cường tập phục hồi chức năng, bao gồm các bài tập hỗ trợ vận động, rèn luyện thể lực và kiểm soát quá trình liền xương.Trong giai đoạn này, Xuân Son sẽ được hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại như hệ thống chườm lạnh tiêu chuẩn châu Âu, máy kích thích điện giảm đau, và các bài tập nhẹ nhàng để ngăn ngừa teo cơ. Đây là giai đoạn quan trọng để đảm bảo rằng vết thương của anh được chữa lành một cách an toàn và hiệu quả.Sau giai đoạn đầu tiên, Xuân Son sẽ bước vào các giai đoạn tiếp theo của quá trình phục hồi, bao gồm: Giai đoạn 2 (tuần thứ 3 đến tuần thứ 6): Tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tầm vận động. Đây là thời điểm Xuân Son sẽ bắt đầu các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức mạnh cho chân bị chấn thương, đồng thời duy trì thể lực toàn thân. Giai đoạn 3 (tháng thứ 2 đến tháng thứ 4): Tập trung vào việc cải thiện thăng bằng và chuẩn bị thể lực. Xuân Son sẽ được tập luyện với cường độ cao hơn, bao gồm các bài tập thăng bằng và phối hợp để chuẩn bị cho việc trở lại sân cỏ.Giai đoạn 4 (tháng thứ 5 đến tháng thứ 6): Tập luyện với cường độ tối đa và kiểm tra phân tích vận động. Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi Xuân Son có thể trở lại thi đấu. Anh sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chấn thương đã hoàn toàn hồi phục và anh có đủ thể lực để thi đấu ở mức độ cao nhất.Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, nếu tuân thủ tốt quá trình phục hồi chức năng, Xuân Son có thể tập luyện với cường độ tối đa sau khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian chính xác để anh trở lại thi đấu sẽ phụ thuộc vào kết quả của các bài kiểm tra phân tích vận động. Theo các nghiên cứu trên các cầu thủ bóng đá, trung bình sẽ mất khoảng 9 tháng để một cầu thủ có thể trở lại thi đấu sau chấn thương tương tự. Điều này có nghĩa là, nếu không có bất kỳ sự cố nào trong quá trình phục hồi, Xuân Son có thể trở lại sân cỏ vào khoảng tháng 10 hoặc 11 năm 2025, tức là gần một năm sau chấn thương.Mục tiêu điều trị không chỉ là giúp Xuân Son trở lại thi đấu, mà còn đảm bảo anh có thể đạt lại phong độ như trước. Theo các chuyên gia của Vinmec, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Sự kiên trì và tuân thủ phác đồ điều trị của cầu thủ; phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ y tế, ban huấn luyện và chính cầu thủ và các bài kiểm tra vận động và đánh giá tâm lý trước khi trở lại sân cỏ.Thực tế đã có nhiều cầu thủ Việt Nam hồi phục thành công sau chấn thương nghiêm trọng, như Lê Văn Xuân hay Chương Thị Kiều. Do đó, nếu được chăm sóc đúng cách, Xuân Son hoàn toàn có thể trở lại với phong độ tốt nhất.Việc trở lại sân cỏ của Xuân Son không chỉ là vấn đề về thể chất mà còn liên quan đến tinh thần và sự hỗ trợ từ đội ngũ y tế, HLV, và người hâm mộ. Áp lực từ phía người hâm mộ và kỳ vọng của đội tuyển quốc gia là rất lớn, nhưng các bác sĩ tin rằng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, Xuân Son hoàn toàn có thể lấy lại phong độ đỉnh cao như trước khi chấn thương.Với sự chăm sóc và hỗ trợ từ đội ngũ y tế hàng đầu tại Bệnh viện Vinmec, cùng với sự nỗ lực của bản thân, Xuân Son có thể trở lại sân cỏ sau khoảng 9 tháng kể từ ngày phẫu thuật. Người hâm mộ có thể yên tâm rằng anh đang được điều trị trong điều kiện tốt nhất và sẽ sớm trở lại thi đấu để tiếp tục cống hiến cho đội tuyển quốc gia và CLB Nam Định.